Hỏng bơm trợ lực lái ô tô: Nguyên nhân và cách sửa chữa giá tốt

Mục lục bài viết [Rút gọn]

    Bơm trợ lực lái ô tô nằm trong hệ thống trợ lái thủy lực. Nó đảm nhận vai trò tạo ra áp lực dầu cần thiết để hệ thống lái có thể hoạt động ổn định. Vậy nên, khi bơm trợ lực của xe ô tô gặp vấn đề, toàn bộ hệ thống trợ lái thủy lực sẽ bị ảnh hưởng.

    Vậy có những nguyên nhân nào khiến bơm trợ lực lái hoạt động kém hiệu quả, cách kiểm tra và sửa chữa như thế nào?... Tất cả những câu hỏi liên quan tới bơm trợ lực lái xe ô tô sẽ được Auto 311 garage giải đáp trong bài viết sau đây, qua đó giúp bạn đọc có thêm những kinh nghiệm hữu ích trong việc chăm sóc và bảo vệ chiếc xe của mình.

    1. Nguyên nhân khiến bơm trợ lực lái hư hỏng

    Nguyên nhân khiến bơm trợ lực lái hư hỏng

    Do có cấu tạo và điều kiện làm việc trong môi trường đặc thù, nên bơm trợ lực lái rất thường hay gặp các vấn đề tại nhiều vị trí khác nhau. Theo kinh nghiệm sửa chữa của Auto 311 garage, những nguyên nhân khiến bơm trợ lực lái hư hỏng có thể là do:

    • Vòng bi, cao su làm kín, phớt cao su bị rách, mòn hoặc khô cứng.
    • Vòng bi bị mòn hoặc vỡ do đạt tuổi thọ giới hạn.
    • Lòng thân bơm bị mòn, xước.
    • Hỏng roto cánh gạt.
    • Bị trùng dây đai dẫn động.
    • Van lưu lượng bị mòn, hoặc lò xo bị gãy làm mát đi tác dụng trợ lực của tay lái.
    • Thiếu hoặc hết dầu trợ lực lái.

    2. Hướng dẫn kiểm tra bơm trợ lực lái ô tô

    Hướng dẫn kiểm tra bơm trợ lực lái ô tô

    Bạn có thể kiểm tra tình trạng hoạt động của bơm trợ lực lái qua 7 bước sau đây:

    Bước 1: Chuẩn bị một đồng hồ đo áp suất và lắp trên đường dầu ra. Tiếp đến, khởi động máy và chạy ở chế độ không tải để đo áp suất đầu ra của dầu. Nếu áp suất đầu ra của dầu bé hơn 70kg/cm2 thì có nghĩa rằng bơm trợ lực đang gặp vấn đề.

    Bước 2: Tiếp tục kiểm tra toàn bộ các bộ phận của bơm để xác định chính xác nguyên nhân hư hỏng tới từ đâu, bằng cách tháo rời tất cả các chi tiết/bộ phận của bơm ra và đặt chúng trên một chiếc khay sạch, sau đó vệ sinh sạch sẽ toàn bộ các chi tiết bộ phận của bơm.

    Bước 3: Sử dụng đồng hồ so, panme để kiểm tra từng tình trạng hoạt động của từng chi tiết trên bơm trợ lực lái.

    Bước 4: Dùng căn lá để đo khe hỡ giữa roto và lòng thân bơm, cánh gạt và rãnh trên thân roto (khe hở cho phép phải nhỏ hơn hoặc bằng 0.036 mm).

    Bước 5: Đo chiều dài (lực căng) của lò xo bằng thước kẻ. Chiều dài cho phép của lò xo phải nằm trong khoảng 33 – 34 mm).

    Bước 6: Kiểm tra van điều áp bằng cách: dùng tay bịt một lỗ trên thân van, lỗ còn lại cho dòng khí nén có áp suất vào. Hãy cảm nhận xem có dòng khí nén có lọt qua lỗ hay không, nếu lọt qua chứng tỏ van điều áp yếu.

    Bước 7: Kiểm tra các bộ phận khác gồm: Chắn dầu, trục bơm và nắp bơm.

    Sau khi đã kiểm tra toàn bộ các chi tiết/bộ phận của bơm trợ lực, bước tiếp theo chúng ta sẽ sửa chữa những chi tiết/bộ phận đã hư hỏng.

    3. Tiến hành sửa chữa/thay mới bơm trợ lực

    Tiến hành sửa chữa/thay mới bơm trợ lực

    Nếu như bơm trợ lực lái ô tô đã quá cũ, hoặc đã hư hỏng quá nhiều thì bạn nên thay mới bơm. Còn nếu như bơm trợ lực lái xe của bạn hư hỏng những bộ phận dưới đây, bạn có thể phục hồi hoặc thay mới những chi tiết hư hỏng:

    • Nắp thân bơm nếu như vỡ nhỏ thì có thể hàn gia công lại.
    • Trục cong có thể nắn lại bằng các dụng cụ chuyên dụng.
    • Puly nứt vỡ cần phải thay mới.
    • Lo xò không đạt tiêu chuẩn cũng cần được thay mới.
    • Van mòn có thể mài lại bằng bột mịn.
    • Ống dẫn dầu tắc do bẩn thì có thể vệ sinh và thổi sạch bằng khí nén.
    • Ống dẫn bị thủng có thể hàn đắp và gia công lại.
    • Nếu lòng thân bơm bị xước thì cần được mài lại và thay mới roto, đồng thời đảm bảo khe hở nhỏ hơn hoặc bằng 0.025 mm.
    • Vòng bị hỏng thì cần được thay mới.

    4. Điều chỉnh bơm trợ lực lái ô tô sau khi hoàn thành sửa chữa

    Điều chỉnh bơm trợ lực lái ô tô sau khi hoàn thành sửa chữa

    Sau khi đã kiểm tra và khắc phục toàn bộ những hư hỏng ở bơm trợ lực lái, bạn cần lắp bơm trên bàn thử chuyên dụng để chạy thử trong điều kiện kỹ thuật.

    Hãy điều chỉnh van an toàn và dây đai dẫn động theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất đề ra: Van phải mở khi áp suất dầu đạt 110kg/cm2. Nếu áp suất không đạt yêu cầu cần phải điều chỉnh lại.

    Tác động vào giữa dây đai một lực khoảng 3 – 3.5kg và kiểm tra độ võng của dây đai. Độ võng của dây đai phải nằm trong khoảng 8 – 12 mm. Nếu không đạt yêu cầu thì cần phải điều chỉnh lại hoặc thay dây đai mới nếu cần.

    5. Gara sửa bơm lái trợ lực ô tô ở TPHCM uy tín

    Gara sửa bơm lái trợ lực ô tô ở TPHCM uy tín

    Là gara chuyên nghiên cứu các giải pháp về sửa chữa hệ thống lái, Auto 311 garage thấu hiểu mọi nguyên nhân dẫn tới các hư hỏng ở bộ phận này và nắm rõ cách khắc phục lỗi của chúng một cách chi tiết.

    Ngoài ra, với sự hỗ trợ của các máy móc chẩn đoán hiện đại, sẽ giúp chúng tôi đọc lỗi chính xác với thời gian nhanh nhất. Giúp cho quá trình sửa xe được trở nên an toàn và nhanh gọn.

    Gara sửa bơm lái trợ lực ô tô ở TPHCM uy tín

    Được nhiều khách hàng ủng hộ với sự tư vấn tận tâm, báo giá sửa bơm trợ lực tốt nhất thị trường và thời gian bảo hành dài lâu. Chúng tôi luôn cố gắng để có thể phục vụ các chủ xe một cách tốt nhất cho cả dịch vụ đến những ưu đãi dành cho từng khách hàng.

    Trên đây là các nguyên nhân khiến bơm trợ lực lái ô tô hư hỏng, cách kiểm tra, sửa chữa và điều chỉnh bơm trợ lực sau khi lắp đặt. Hy vọng qua bài viết mà Auto 311 garage chia sẻ, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích dành cho bản thân. Hoặc có thể liên hệ với gara chúng tôi ở TPHCM để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

    > Xem thêm: nguyên nhân động cơ ô tô rung giật


    Bài viết liên quan